Tải sách “Từ tốt đến vĩ đại”
TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI Tác giả: JIM COLLINS Dịch giả: Trần Thị Ngân Tuyến Nhà xuất bản: NXB Trẻ;
Tổ hợp giáo dục Pace Đánh máy và kiểm tra chính tả: ocech500, anhhung9x, minhthuong, Monica, alarm-clock, nutuongcuop, ttdd, Becon53
(Một phần trong chương 1 và 2 sử dụng dữ liệu của blogsach.com) Thực hiện ebook: Becon53 (www.lamgiau247.com)
Từ tốt đến vĩ đại là một trong những cuốn sách có giá trị dành cho giới kinh doanh được nói đến nhiều nhất và bán chạy nhất thế giới trong suốt 5 năm qua. Tại sao một số công ty đạt bước nhảy vọt… còn các công ty khác thì không?
Kết quả trình bày trong quyển Từ tốt đến vĩ đại sẽ làm nhiều độc giả ngạc nhiên, đồng thời cũng làm rõ thêm hầu như mọi khía cạnh trong việc xây dựng và thực thi chiến lược quản trị. Kết quả này bao gồm:
– Nhà lãnh đạo cấp độ 5: Nhóm nghiên cứu đã thực sự ngạc nhiên khi phát hiện ra các tính chất nhà lãnh đạo cần có để đi đến vĩ đại.
– Khái niệm con nhím (Sự đơn giản trong ba vòng tròn): Để nhảy vọt từ tốt đến vĩ đại cần phải vượt qua cái nhìn nhận thông thường về năng lực.
– Văn hóa kỷ luật: Khi bạn kết hợp văn hóa kỷ luật với một tinh thần dám nghĩ dám làm của nhà kinh doanh, bạn tạo ra một công thức hóa học đưa đến kết quả vĩ đại.
– Bàn đạp công nghệ: Các công ty nhảy vọt suy nghĩ rất khác về vai trò của công nghệ.
– Bánh đà và vòng lẩn quẩn: Những công ty cố gắng đưa ra những chương trình thay đổi toàn diện hay liên tục tái cấu trúc hầu như chắc chắn sẽ không thể đạt bước nhảy vọt.
Jim Collins nhận xét: “Một số khái niệm được tiết lộ trong cuộc nghiên cứu đối lập rõ ràng với văn hóa doanh nghiệp hiện đại và chắc chắn, thật lòng mà nói, sẽ làm nhiều người không hài lòng”.
Có thể là thế, nhưng liệu ai dám bỏ qua những kết quả này không?
“Quyển sách này được nghiên cứu tỉ mỉ và viết rất hay. Nó đã bác bỏ những điều hiện nay đang được thổi phồng trong ngành quản trị – từ phong trào về những Tổng giám đốc siêu nhân đến phong trào IT, đến nỗi ám ảnh sáp nhập và mua lại công ty. Quyển sách này không thể giúp sự tầm thường đi lên hiệu quả. Nhưng nó giúp được hiệu quả đi lên xuất sắc.” (Peter F.Drucker – “cha đẻ” quản trị kinh doanh hiện đại của thế giới).
Trích đoạn:
Chúng ta thường quen nghĩ rằng, cái tốt nhất là kẻ thù của điều tốt. Tuy nhiên, trong suốt năm năm trời nghiên cứu hàng loạt công ty hàng đầu trên thế giới, Jim Collins – chuyên gia nghiên cứu đồng thời là giáo sư giảng dạy môn quản trị kinh doanh đã chứng minh được rằng, “tốt là kẻ thù của sự vĩ đại”. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy vì sao nhiều công ty trong suốt bề dày lịch sử của mình chỉ đạt và dừng lại ở mức tốt, trong khi các công ty khác lại đạt được những chỉ số “vĩ đại”, nghĩa là trở thành những công ty “vĩ đại”. Ví dụ, các công ty như Boeing, Coca-Cola, General Electric, Hewlett-Packard, Intel, Motorola, Wal-Mart hay Procter & Gamble, theo phân loại của Jim Collins thì chỉ được xếp vào vị trí “tốt”. Mức tổng doanh thu trung bình của các công ty này trong vòng 15 năm cao hơn chỉ số trên thị trường là 2,5 lần. Còn các công ty nằm trong số “vĩ đại” như Walgreens với bề dày lịch sử trên 40 năm thì chẳng có điều gì đặc biệt lắm, nhưng kể từ năm 1975, cổ phiếu của công ty này đã bất ngờ tăng vọt cho đến thời điểm này. Từ năm 1975 cho đến năm 2000, nguồn vốn đầu tư vào Walgreens đã mang lại mức doanh thu cao hơn 2 lần so với nguồn vốn đổ vào Intel, cao hơn 5 lần so với nguồn vốn đổ vào General Electric, và cao hơn 8 lần so với nguồn vốn đầu tư vào Coca-Cola. Vậy làm thế nào mà các công ty như Walgreens – hầu như không có điểm gì đặc biệt so với các đối thủ trên thương trường, lại có thể trở thành một đơn vị vượt trội bằng đội ngũ chuyên gia quản trị cùng hệ thống quản lý tốt nhất trên thế giới? Việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này đã thôi thúc Jim Collins bắt tay vào tìm tòi, nghiên cứu. Ông đã đúc rút ra một công thức bao gồm nhiều nguyên tắc mà nếu biết thực hiện theo những nguyên tắc đó, doanh nghiệp bạn sẽ có khả năng trở thành một trong những công ty vĩ đại. Collins cùng các cộng sự của mình đã đưa ra hai danh sách bao gồm 11 công ty vĩ đại và 11 công ty tốt để so sánh. Họ cũng đã nghiên cứu khoảng 6.000 bài báo về các công ty này và phân tích khoảng hơn 2.000 trang phỏng vấn.