Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi Sáng tạo là gì? Làm sao để có ý tưởng sáng tạo? Về định nghĩa, Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Trong định nghĩa khái niệm này, từ “hoạt động” được dùng với nghĩa rất rộng, chứ không phải theo nghĩa hẹp – “hoạt động của riêng con người”. Đó chính là hoạt động tạo ra sự phát triển của bất kỳ đối tượng nào và sự phát triển là thuộc tính của vật chất (hiểu theo nghĩa triết học). Còn cụm từ “bất kỳ cái gì” cho thấy kết quả (thành phẩm) sáng tạo cũng như chính hoạt động sáng tạo có thể có ở bất kỳ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần, miễn là “cái gì đó” có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Nếu “cái gì đó” chỉ có hoặc tính mới, hoặc tính ích lợi thì không được coi là sáng tạo.
SÁNG TẠO BẰNG… BẮT CHƯỚC!
Đầu tiên, bạn hãy cam kết coi xong toàn bộ clip dưới đây trước khi đọc tiếp.
Rồi xong, bây giờ tôi sẽ dẫn dắt bạn đi từng bước một để cùng “sáng tạo”.
Bước 1. Hãy trả lời câu hỏi, điều gì sẽ hiện lên trong suy nghĩ của người xem nếu kết thúc video hiện lên thông điệp Clip được quay bằng điện thoại mobiistar kim cương đen prime 508?
Trả lời: ………………………
Bước 2. Hãy hình dung, nếu có một clip mới (gọi là Clip-Bạch-Tuộc), ngắn hơn, được hình thành bằng cách cắt clip gốc từ phút thứ 2.40 đến phút thứ 3.14 (thí nghiệm với món bạch tuộc sống). Điều gì sẽ hiện lên trong suy nghĩ của người xem nếu kết thúc video hiện lên logo của Nhà hàng Sio Sushi?
Trả lời: ………………………
Bước 3. Sẽ có bao nhiêu người xem xong Clip-Bạch-Tuộc và muốn share nó đi khắp nơi cho bạn bè họ cùng xem vì thấy thú vị? Có bao nhiêu người sẽ ngần ngại khi nghĩ rằng share clip đi như vậy chẳng khác gì quảng cáo cho nhà hàng Sio Sushi?
Trả lời: ………………………
Bước 4. Sẽ thế nào nếu thay vì đặt logo của Sio Sushi vào cuối clip, chúng ta sử dụng một chiếc tô (bát lớn) đựng bạch tuộc có in sẵn hình / logo của nhà hàng. Khi ấy, số lượng người ngần ngại khi share clip vì sợ quảng cáo sẽ tăng lên hay giảm xuống?
Trả lời: ………………………
Bước 5. Thử nghĩ xem, còn bao nhiêu cách để “lồng ghép” logo của Sio Sushi vào clip một cách tự nhiên hơn? Thí dụ như in logo lên đồng phục của nhân viên, đọc tên nhà hàng trong lời dẫn?
Trả lời: ………………………
Bước 6. Thử nghĩ xem, cảm giác gì sẽ đọng lại một cách vô thức trong đầu của những người đã xem Clip-Bạch-Tuộc? Có phải là cảm giác ghê sợ, hay cảm giác tươi ngon?
Trả lời: ………………………
Bước 7. Hãy hình dung, nếu có một clip mới (gọi là Clip-Cs), ngắn hơn, được hình thành bằng cách cắt clip gốc từ phút thứ 0.25 đến phút thứ 0.45 (thí nghiệm thả Caesium vào nước tạo sủi bọt màu hồng). Điều gì sẽ hiện lên trong suy nghĩ của người xem nếu kết thúc video hiện lên logo của thương hiệu TV Sharp Aquos Quattron Pro có màu sắc sống động?
Trả lời: ………………………
Bước 8. Người xem sẽ cảm thấy thế nào nếu biết Clip-Cs được quay bằng máy điện thoại mobiistar mới, được trang bị tính năng quay chậm và lấy nét sắc sảo?
Trả lời: ………………………
Bước 9. Và còn có những cách thức nào khác để “chế biến” content từ clip gốc? Cũng như tận dụng ý tưởng “ăn theo” từ clip gốc?
Trả lời: ………………………
Bước 10. Thử nghĩ xem, tại sao tôi lại lấy thí dụ về sản phẩm là điện thoại Việt Nam mobiistar kim cương đen prime 508, TV Sharp Aquos Quattron Pro và nhà hàng Sio Sushi của em Hiền Sio?
Trả lời: Câu này để tôi trả lời luôn cho bạn. Đơn giản, vì đó là những thương hiệu có hợp tác với tôi từ trước nên “lấy thí dụ ở đâu cũng thế, lấy thí dụ của người quen cho họ có thêm chút lợi”.
SÁNG TẠO TỪ GỐC RỄ
Nếu truyền thông là biến những thứ bình thường trở nên đặc biệt, thì sáng tạo – trong quan điểm của tôi, chỉ đơn giản là làm cho mọi thứ khác đi. Và tất nhiên, cái khác đi đó phải được chấp nhận và phải hữu dụng.
Hữu dụng, trong trường hợp cụ thể của chúng ta là phải thu hút được sự chú ý của mọi người, đặc biệt hướng tới nhóm công chúng mục tiêu. Giúp họ ghi nhờ hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của chúng ta một cách trực quan, sinh động, thú vị và quan trọng là phải tự nhiên.
Thiếu mất ý tự nhiên, người ta sẽ không lan truyền đi tiếp. Vậy là hiệu quả truyền thông sẽ bị ảnh hưởng ngay. Nguyên lý gốc rễ của phương pháp này là sáng tạo = tìm cái hay ho có sẵn + liên hệ qua thương hiệu dịch vụ + lồng ghép khéo léo thông điệp.
Đây là một phương pháp cá nhân tôi cho rằng nó đơn giản để học, và cũng không quá khó để làm. Vấn đề là các bạn phải chịu khó làm thử và thực hành mọi lúc mọi nơi (bất cứ khi nào bạn phát hiện ra một content nào đó khiến bạn thấy thích thú). Trong các khoá học, offline của Truyền thông Trăng Đen, tôi cũng chỉ hướng dẫn cho mọi người một vài phương pháp để sáng tạo mà thôi. Và đây là một trong số đó.
Chúc các bạn học tốt, và ứng dụng được nhiều vào công việc cũng như cuộc sống. Đừng quên nhấn Like, chia sẻ bài viết này cho bạn bè của bạn nếu bạn thấy rằng nó thực sự hữu dụng bạn nhé.
Tác giả: Nguyễn ngọc long
quá tuyệt <3
cú mèo 😛
Bon Tự Kỷ :v ờ đc
"Trong các khoá học, offline của Truyền thông Trăng Đen, tôi cũng chỉ hướng dẫn cho mọi người một vài phương pháp để sáng tạo mà thôi. Và đây là một trong số đó." lồng ghép khéo léo 😀